Bến Tre có bao nhiêu?

Địa danh Bến Tre xuất hiện dưới thời nhà Nguyễn và trở thành trung tâm hành chính kể từ khi Pháp đặt dinh tham biện (inspection) đầu tiên bên bờ rạch Bến Tre (06-1867). Năm 1871, sở tham biện Bến Tre là một trong số 7 sở tham biện bị bãi bỏ để sáp nhập với sở tham biện Mỏ Cày. Ngày 02-09-1871, sở tham biện Mỏ Cày dời lỵ sở về chỗ cũ bên rạch Bến Tre (làng An Hội). Ngày 01-01-1900, Pháp bỏ sở tham biện để thành lập tỉnh Bến Tre, tỉnh lỵ Bến Tre được nâng cấp từ sở lỵ sở tham biện Mỏ Cày trước đó.

Sau khi thiết lập được bộ máy hành chính trên đất Bến Tre, người Pháp bắt đầu kiến thiết các công sở, mở mang đường phố, bến, chợ... ở nơi tỉnh lỵ như: nhà bưu điện (1872), dinh tham biện (1876), khu nhà giam (1882), ngân khố (1885), trường tiểu học (1887), nhà lồng chợ (1892), bệnh xá (1889). Một số cơ sở giải trí, phục vụ cho sinh hoạt binh lính, công chức cũng lần lượt được xây dựng tiếp vào đầu thế kỷ XX. Tuy nhiên, người Pháp không có ý định xây dựng Bến tre thành một đô thị lớn.

Thời Việt Nam Cộng Hoà, tỉnh Bến Tre đổi thành tỉnh Kiến Hoà, thị xã Bến Tre đổi thành quận Trúc Giang, gồm có 3 tổng: tổng Bảo Phước với 6 xã, tổng Bảo Hựu với 5 xã, tổng Bảo Khánh với 5 xã. Sau năm 1965, các tổng mặc nhiên giải thể. Ngày 26-05-1966, sáp nhập xã Sơn Đông tách từ quận Hàm Long và xã Nhơn Thạnh tách từ quận Giồng Trôm cùng tỉnh.

Sau 30-04-1975, quận Trúc Giang bị giải thể, nhập địa bàn vào quận huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre. Sau năm 1976, tách đất huyện Châu Thành tái lập thị xã Bến Tre -  tỉnh lỵ tỉnh Bến Tre - bao gồm 5 phường và 6 xã. Ngày 14-03-1984, giải thể 3 xã Bình Nguyên, Mỹ Hoà, An Hoà để thành lập 3 phường: 6, 7, 8. Ngày 15-03-1984, được sáp nhập thêm các xã Nhơn Thạnh, Phú Nhuận tách từ huyện Giồng Trôm, xã Phú Hưng tách từ huyện Châu Thành. Ngày 11-04-1985, tách xã Sơn Đông của huyện Châu Thành nhập vào thị xã Bến Tre; thị xã Bến Tre có 8 phường 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 và 7 xã là xã Bình Phú, Phú Khương, Mỹ Thạnh An, Nhơn thạnh, Phú Nhuận, Phú Hưng và Sơn Đông.

Ngày 25-06-1999, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 41/1999/NĐ-CP, về việc thành lập phường Phú Khương thuộc thị xã Bến Tre, tỉnh Bến Treo đó, thành lập phường Phú Khương thuộc thị xã Bến Tre, tỉnh Bến Tre trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của xã Phú Khương. Đến cuối năm 2002, thị xã Bến Tre có 9 phường là: phường 1, phường 2, phường 3, phường 4, phường 5, phường 6, phường 7, phường 8, phường Phú Khương và 6 xã là: Sơn Đông, Bình Phú, Phú Hưng, Nhơn Thạnh, Phú Nhuận, Mỹ Thạnh An.

Ngày 09-02-2008, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 08/NĐ-CP, về việc điều chỉnh địa giới hành chính xã, phường để thành lập xã, phường thuộc huyện Mỏ Cày, huyện Chợ Lách, thị xã Bến Tre; điều chỉnh địa giới hành chính huyện Mỏ Cày, huyện Chợ Lách để thành lập huyện Mỏ Cày Bắc thuộc tỉnh Bến Tre. Theo đó, địa giới hành chính thị xã Bến Tre được điều chỉnh như sau:

- Thành lập phường Phú Tân thuộc thị xã Bến Tre trên cơ sở điều chỉnh 295,53 ha diện tích tự nhiên và 4.664 nhân khẩu của phường Phú Khương; 64,6 ha diện tích tự nhiên và 1.825 nhân khẩu của xã Phú Hưng.

- Điều chỉnh 81,69 ha diện tích tự nhiên và 1.289 nhân khẩu của xã Phú Hưng về phường Phú Khương quản lý.

Sau khi điều chỉnh, thị xã Bến Tre có 6.742 ha diện tích tự nhiên và 114.597 nhân khẩu, có 16 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm các phường: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, Phú Khương, Phú Tân và các xã: Sơn Đông, Mỹ Thạnh An, Phú Nhuận, Nhơn Thạnh, Phú Hưng, Bình Phú.

Ngày 11-08-2009, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị quyết số 34/NQ-CP, thành lập thành phố Bến Tre thuộc tỉnh Bến Tre trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số và các đơn vị hành chính trực thuộc của thị xã Bến Tre. Thành phố Bến Tre có diện tích tự nhiên 6.742,11 ha và 143.639 nhân khẩu, 16 đơn vị hành chính cấp xã, gồm các phường: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, Phú Khương, Phú Tân và các xã: Sơn Đông, Bình Phú, Phú Hưng, Mỹ Thạnh An, Nhơn Thạnh, Phú Nhuận.

Bến Tre là tỉnh nằm ở hạ nguồn sông Cửu Long, cách thành phố Hồ Chí Minh 86 km về phía Đông Bắc. Thế kỷ XVII, Bến Tre thuộc địa phận nước Chân Lạp. Năm 1803, dưới thời Gia Long, đất Bến Tre thuộc dinh Hoằng Trấn; sau đổi là dinh Vĩnh Trấn. Năm 1808, dinh Vĩnh Trấn đổi thành trấn Vĩnh Thanh. Năm 1832, vua Minh Mạng bỏ trấn lập tỉnh, đất Bến Tre thuộc phủ Hoằng An, tỉnh Vĩnh Long. Thời Pháp thuộc, hạt Bến Tre được thành lập năm 1867 và đến năm 1900 thì đổi thành tỉnh Bến Tre. Năm 1956, tỉnh Bến Tre được đổi thành tỉnh Kiến Hoà. Sau 30-04-1975, tỉnh Bến Tre được tái lập cho đến ngày nay.

Bến Tre được thiên nhiên ưu đãi với khí hậu hài hoà, ít thiên tai, đất đai màu mỡ, nguồn nước dồi dào. Từ lâu, tỉnh đã hấp dẫn du khách gần xa với những vườn trái cây ngon ngọt và những vườn hoa cảnh lộng lẫy nhất nhì Đồng bằng Sông Cửu Long. Tỉnh được biết đến như là quê hương của phong trào Đồng Khởi ở miền Nam nổ ra năm 1960, quê hương của những "Đội quân tóc dài" lừng lẫy trong lịch sử. Tỉnh cũng được mệnh danh là "xứ dừa", với diện tích và sản lượng dừa lớn nhất ở Việt Nam.

Bài hát "Dáng đứng Bến Tre" của nhạc sỹ Nguyễn Văn Tý từ lâu đã được nhiều người biết tới. Bài hát mở đầu bằng các câu:

Ai đứng như bóng dừa

Tóc dài bay trong gió

Có phải người còn đó

Là con gái của Bến Tre.....

Nói về tài nguyên của tỉnh, người Bến Tre tự hào với câu ca:

Quê ta giàu mía Mỏ Cày

Giàu nghêu Thạnh Phú, giàu xoài Cái Mơn

Bình Đại biển cá sông tôm

Ba Tri ruộng muối Giồng Trôm lúa vàng

Tỉnh Bến Tre nằm trong tọa độ địa lý từ 9048' đến 10020' vĩ Bắc, 105057' đến 106048' kinh Đông; Bắc giáp tỉnh Tiền Giang, ranh giới là sông Mỹ Tho (nhánh chính của sông Tiền), có cầu Rạch Miễu bắc qua trên quốc lộ 60; Nam giáp sông Cổ Chiên, ngăn cách với tỉnh Trà Vinh; Tây giáp tỉnh Vĩnh Long, ranh giới là sông Cổ Chiên; Đông giáp biển.

Các nhánh của sông Tiền chia địa bàn tỉnh thành ba dãy cù lao: cù lao An Hoá nằm giữa sông Mỹ Tho và sông Ba Lai bao gồm huyện Bình Đại và 1 phần huyện Châu Thành; cù lao Bảo nằm giữa sông Ba Lai và sông Hàm Luông bao gồm thành phố Bến Tre, huyện Giồng Trôm, huyện Ba Tri và phần lớn huyện Châu Thành; cù lao Minh nằm giữa sông Hàm Luông và sông Cổ Chiên bao gồm các huyện: Chợ Lách, Mỏ Cày Bắc, Mỏ Cày Nam và Thạnh Phú.

Là tỉnh đồng bằng châu thổ sông Cửu Long, địa thế Bến Tre có dáng dấp như một quần đảo. Nhìn trên bản đồ, Bến Tre có hình rẻ quạt mà đầu nhọn nằm ở thượng nguồn. Các nhánh sông lớn giống như những nan quạt xoè rộng về phía Đông, ôm lấy ba dãy cù lao.  Nhìn chung địa hình bằng phẳng, rải rác có những cồn cát xen kẽ với ruộng vườn, bốn bề sông nước bao bọc.

Địa hình tỉnh có độ cao trung bình từ 1 - 2 m so với mực nước biển, thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, độ cao chênh lệch khá lớn, tối đa là 3,5 m.

- Phần cao nhất thuộc khu vực huyện Chợ Lách và một phần huyện Châu Thành, độ cao tuyệt đối có nơi đạt trên 5 m, nhưng đa số từ 3 đến 3,5 m. Một phần đất cao nữa nằm theo các bờ biển cổ, với những gờ bờ biển, gọi là giồng, với độ cao tuyệt đối từ 2 đến 5 m, phân bố chủ yếu ở huyện Giồng Trôm.

- Phần đất thấp được hình thành từ lòng máng của những dòng sông hay những vũng mặn được bồi lắp mà thành, độ cao trung bình khoảng 1,5 m. Đất hình thành từ lòng máng của các dòng sông tập trung tại các vùng Phước An, Phước Tú ở huyện Châu Thành; hoặc Phong Phú, Phú Hòa ở huyện Giồng Trôm. Đất hình thành từ vũng mặn cổ tập trung ở một số nơi như: xóm Chợ Cũ của huyện Ba Tri; Bình Quới, Mỹ Hòa ở huyện Giồng Trôm.

- Phần đất trũng thật thấp, luôn luôn ngập nước mực triều trung bình, gồm có đất đầm mặn và bãi thủy triều, độ cao tối đa không quá 0,5 m, phân bố ở các huyện ven biển như: Bình Đại, Ba Tri và Thạnh Phú.

Địa hình bờ biển của tỉnh chủ yếu là các bãi bồi rộng với thành phần chủ yếu là bùn hoặc cát. Khi triều rút, các bãi bồi nổi lên và trải rộng ra biển hàng nghìn mét, tạo thuận lợi cho nuôi trồng hải sản. Bờ biển tương đối khúc khuỷu, bị cắt bởi các cửa sông lớn, có thể chia thành 3 dạng:

- Từ cửa Đại đến cửa Ba Lai (huyện Bình Đại): là những bãi cát hoặc bãi bùn vươn ra biển từ 3 - 5 km; càng về phía biển, phù sa bồi lắng càng dầy hơn.

- Từ cửa Ba Lai đến cửa Hàm Luông (huyện Ba Tri): bãi biển lúc triều xuống có nơi rộng đến 5 - 8 km.

- Từ cửa Hàm Luông đến cửa Cổ Chiên (huyện Thạnh Phú): có thể chia thành 2 phần: từ bờ phải Hàm Luông đến mũi Cồn Lơi là vùng đất cát bồi rộng tờ 3 - 5 km; từ mũi Cồn Lơi đến cửa Cổ Chiên là bãi cát phù sa bùn vươn ra biển khoảng 2 - 4 km.

Bến Tre nằm trong miền khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, không chịu ảnh hưởng của gió mùa cực đới. Khí hậu phân hoá theo mùa: mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.

- Nhiệt độ nhiệt độ cao, ít biến đổi trong năm, nhiệt độ trung bình hằng năm từ 26oC – 27oC. Trong năm không có nhiệt độ tháng nào trung bình dưới 20oC. Biên độ nhiệt giữa các tháng từ 3 - 4 0C. Tổng nhiệt trung bình cả năm trên 9.000 0C. Số giờ nắng đạt trên 2.300 giờ/năm. Hằng năm, mặt trời đi qua thiên đỉnh 2 lần (16-04 và 27-07). Lượng bức xạ khá dồi dào, trung bình đạt tới 160 kcal/cm2.

- Chế độ gió hoạt động theo mùa, gồm 2 mùa gió chính là gió mùa Đông Bắc (gió chướng) và gió mùa Tây Nam. Gió mùa Đông Bắc hoạt từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, đặc trưng là khô hạn. Gió mùa Tây Nam hoạt động từ tháng 5 đến tháng 11, nóng ẩm, gây mưa. Giữa 2 mùa gió Tây Nam và Đông Bắc là 2 thời kỳ chuyển tiếp có hướng gió thay đổi vào các tháng 11 và tháng 4.

- Chế độ mưa của tỉnh phù hợp với chế độ gió mùa: mùa mưa trùng với mùa gió Tây Nam, mùa khô trùng với mùa gió Đông Bắc. Lượng mưa trung bình hằng năm từ 1.250 mm – 1.500 mm. Trong mùa khô, lượng mưa vào khoảng 2 đến 6% tổng lượng mưa cả năm. Đặc biệt từ tháng 1 đến tháng 3 là thời gian hạn nặng, lượng mưa trung bình 2 - 3 mm/tháng, dẫn tới tình trạng thiếu nước nghiêm trọng, tạo điều kiện cho mặm xâm nhập sâu vào nội địa gây khó khăn cho sản xuất và sinh hoạt.

Nhìn chung, khí hậu Bến Tre khá ôn hoà, ít chịu ảnh hưởng của bão lũ. Điều kiện khí hậu của tỉnh thích hợp với nhiều loại cây trồng, vật nuôi. Tuy nhiên, ngoài thuận lợi trên, Bến Tre cũng gặp những khó khăn do thời tiết nóng ẩm nên thường có nạn sâu bệnh, dịch bệnh, và nấm mốc phát sinh, phát triển quanh năm. Trở ngại đáng kể trong nông nghiệp là vào mùa khô, lượng nước từ thượng nguồn đổ về giảm nhiều và gió chướng mạnh đưa nước biển sâu vào nội địa, làm ảnh hưởng đến năng suất cây trồng đối với các huyện gần phía biển và ven biển.

Nằm ở hạ lưu sông Mekong, giáp với biển Đông, Bến Tre có một mạng lưới sông ngòi chằng chịt với tổng chiều dài xấp xỉ 6.000 km. Tỉnh có mật độ sông ngòi cao nhất nước (2,7 km/km2). Sông Tiền, trước khi đổ ra biển đã tách ra làm bốn nhánh như hình nan quạt, ôm gọn ba dải cù lao Bến Tre: sông Cổ Chiên 80 km, sông Hàm Luông 70 km, sông Ba Lai 55 km, sông Mỹ Tho 90 km. Các con sông đều có hướng chung là Tây Bắc - Đông Nam, đều đổ ra biển Đông với các cửa sông rộng.

Sông Mỹ Tho - Ảnh : Hoàng Chí Hùng

- Sông Mỹ Tho bắt đầu từ chỗ phân nhánh ở chót cù lao Minh, ngang Vĩnh Long cho đến cửa Đại (riêng đoạn từ cồn Tàu ra đến biển còn có tên là sông Cửa Đại). Sông Mỹ Tho chảy suốt theo chiều dọc của tỉnh, dài 90 km, làm thành ranh giới tự nhiên giữa tỉnh Bến Tre và Tiền Giang. Lòng sông sâu và rộng, trung bình từ 1.500 đến 2.000 m, và càng ra biển càng được mở rộng. Tàu trọng tải 500 tấn có thể đi từ cửa Đại đến tận Phnom Pênh - thủ đô của Campuchia. Trên sông có nhiều cồn lớn như cồn Thới Sơn, cồn Rồng (thuộc tỉnh Tiền Giang); cồn Phụng, cồn Tàu (thuộc tỉnh Bến Tre).

- Sông Ba Lai tách ra khỏi sông Tiền tại cồn Dơi, chảy ra biển qua cửa Ba Lai, có chiều dài 55 km. Xưa kia, sông sâu và rộng, nhưng từ những thập kỷ đầu thế kỷ XX, do phù sa bồi lắng ngày một nhiều ở phía cồn Dơi (vàm Ba Lai đến xã Thành Triệu) nên dòng sông cạn dần. Từ kênh An Hóa đi về phía biển, lòng sông được mở rộng từ 200 – 300 m, độ sâu từ 3 – 5 m. Trên sông có các cồn như cồn Dơi, cồn Qui, cồn Bà Tam, cồn Thùng. Từ năm 2000, cửa Ba Lai đã bị chặn để xây dựng cống đập ngăn mặn nhằm ngọt hóa phần đất phía Bắc Bến Tre.

- Sông Hàm Luông tách ra từ sông Tiền tại địa bàn xã Tân Phú, huyện Châu Thành, làm ranh giới tự nhiên giữa cù lao Bảo và cù lao Minh, dài 70 km. Lòng sông sâu từ 12 – 15 m, rộng trung bình từ 1.200 đến 1.500 m, đoạn gần cửa biển rộng đến hơn 3.000 m. Trên sông có những cù lao hoặc cồn đất nổi tiếng như: cù lao Tiên Long, cù lao Thanh Tân, cù lao Linh, cù lao Ốc, cù lao Lá, cù lao Đất, cồn Hố, cồn Lợi v.v...

- Sông Cổ Chiên nằm ở phía Nam tỉnh, có chiều dài khoảng 80 km, làm thành ranh giới tự nhiên giữa tỉnh Bến Tre với hai tỉnh Vĩnh Long, Trà Vinh. Trên dòng sông Cổ Chiên cũng có nhiều cù lao và cồn như: cù lao Nai, cồn Chen, cồn Dung, cồn Lớn. Các cồn này thuộc về tỉnh Bến Tre.

Ngoài bốn con sông chính trên, Bến Tre còn có một mạng lưới sông, rạch, kênh đào chằng chịt nối liền nhau, tạo thành một mạng lưới giao thông và thủy lợi rất thuận tiện. Trên địa bàn tỉnh có hàng trăm sông, rạch và kênh, trong khi đó có trên 60 con sông, rạch, kênh rộng từ 50 – 100 m. Đáng chú ý có các sông rạch, kênh quan trọng sau đây:

- Sông Bến Tre: dài khoảng 30 km, chảy từ trung tâm cù lao Bảo (Tân Hào - Giồng Trôm), một nhánh nối với kênh Chẹt Sậy qua sông Ba Lai, một nhánh qua thành phố Bến Tre, đổ ra sông Hàm Luông. Đây là con đường thủy quan trọng của tỉnh.

- Rạch Cái Mơn: dài 11 km, chảy qua vùng cây ăn trái nổi tiếng trù phú Vĩnh Thành, Vĩnh Hòa (huyện Chợ Lách) đổ ra sông Hàm Luông.

- Rạch Mỏ Cày: chảy qua thị trấn Mỏ Cày (thông với kênh Mỏ Cày – Thom) ra Hòa Lộc, nhập với rạch Giồng Keo, đổ ra sông Hàm Luông.

- Kênh Mỏ Cày – Thom: được đào từ năm 1905, nối rạch Mỏ Cày với rạch Thom, tạo thành con đường lưu thông giữa sông Hàm Luông và sông Cổ Chiên, dài 15 km. Con kênh này cũng với kênh Chẹt Sậy – An Hóa bên cù lao Minh làm thành con đường thủy quan trọng nối liền Mỹ Tho (Tiền Giang), Bến Tre, Mỏ Cày và Trà Vinh.

- Rạch Băng Cung: là một nhánh của sông Hàm Luông chảy từ Đại Điền, Mỹ Hưng, An Thạnh đến Giao Thạnh, đổ ra sông Hàm Luông như một cánh cung dài 23 km, một nhánh đổ ra sông Cổ Chiên.

- Rạch Ba Tri: chảy từ Phú Lễ, Phú Ngãi qua thị trấn Ba Tri rồi ra sông Hàm Luông, dài 8 km vừa có giá trị giao thông, vừa có giá trị tưới tiêu cho các cánh đồng của huyện Ba Tri.

- Kênh Đồng Xuân: được đào từ năm 1888 đến năm 1890, dài 11 km nối liền rạch Ba Tri với rạch Tân Xuân.

- Kênh Chẹt Sậy – An Hóa: được đào năm 1878, dài 6 km nối liền sông Bến Tre với sông Ba Lai. Đến năm 1905, đoạn kênh An Hóa dài 3,5 km nối sông Ba Lai với sông Mỹ Tho được đào tiếp, tạo nên con đường thủy quan trọng từ sông Hàm Luông qua thị xã Bến Tre đến sông Mỹ Tho và đi các tỉnh bạn.

Chế độ nước của các sông rạch ở Bến Tre mang đặc điểm chung của chế độ nước sông Cửu Long như: lượng nước dồi dào, diễn tiến mùa lũ và mùa cạn tương ứng với mùa mưa và mùa khô của khí hậu. Lượng nước mùa lũ chiếm hơn 80% lượng nước chảy cả năm. Sông Mỹ Tho có lượng nước chảy lớn nhất, lượng chảy trung bình mùa lũ đạt 6.480 m3/s. Sông Ba Lai có lượng nước chảy nhỏ nhất, lượng chảy trung bình mù lũ chỉ đạt 240 m3/s. Ngoài ảnh hưởng của hệ thống sông Tiền, chế độ thủy văn của Bến Tre còn chịu ảnh hưởng từ thủy triều biển Đông. Vùng biển Bến Tre thuộc phạm vi khu vực bán nhật triều không đều, một ngày có 2 lần triều lên xuống. Biên độ triều khá lớn, dao động từ 2,5 - 3,5 m. Thủy triều theo các cửa sông vào làm cho dòng chảy của các con sông khá phức tạp, đồng thời gây nên hiện tượng nhiễm mặn vào mùa khô. Thời gian nhiễm mặn nặng nhất là từ tháng 2 đến tháng 4, khi lượng nước trên thượng nguồn đổ về xuống thấp, đồng thời có sự hoạt động của gió chướng. Mức độ nhiễm mặn của các con sông cũng khác nhau, sông Ba Lai có lượng nước thấp nhất nên bị nhiễm mặn nặng nhất. Những năm trước, có đến 2/3 diện tích của tỉnh bị nhiễm mặn. Từ khi cống đập Ba Lai được xây dựng, việc nhiễm mặn trên sông này đã được kiểm soát. Mùa khô năm 2010, mực nước sông Tiền xuống thấp kỷ lục, nước mặn đã xâm nhập toàn bộ địa bàn tỉnh Bến Tre. Trung tâm khí tượng thủy văn tỉnh này cho biết: độ mặn đo được là 1,6 phần ngàn. Trên sông Hàm Luông tại Mỹ Hoá độ mặn lên tới 8 – 10%o, tại Vàm Cái Mơn độ mặn từ 3,5 - 5,5%o, trên sông Cửa Đại tại Giao Hoà độ mặn từ 6 - 8 %o, trên sông Cổ Chiên tại Thành Thới B độ mặn từ 5 - 7 %o. Theo đánh giá bước đầu của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bến Tre, đã có trên 22.200 hộ dân thiếu nước ngọt nghiêm trọng; có 26.900 ha cây ăn trái, 4.000 ha trồng cây ca cao sẽ bị giảm năng suất; 250 ha hoa kiểng và giống cây trồng bị ảnh hưởng; 450 ha hoa màu thiếu nước tưới; 500 ha lúa bị nhiễm mặn; việc nuôi gia súc, gia cầm, đặc biệt là diện tích nuôi cá tra thâm canh ven sông cũng bị ảnh hưởng.

Trữ lượng nước ngầm ở Bến Tre tương đối thấp và chất lượng không cao. Tầng nước ngầm nông (dưới 100 m) chỉ có nước ngọt ở một số khu vực Nam Thạnh Phú, các khu vực khác bị mặn và nhiễm phèn. Tầng nước ngầm sâu trên 100 m chỉ có nước ngọt ở khu vực thành phố Bến Tre và Bắc Châu Thành, các khu vực khác bị mặn và nhiễm phèn. Nguồn nước này đang được khai thác để cung cấp nước sinh hoạt cho dân.

Tài nguyên đất của tỉnh bao gồm 4 nhóm đất chính: nhóm đất cát, nhóm đất phù sa, nhóm đất phèn và nhóm đất mặn.

- Nhóm đất phù sa chiếm diện tích tương đối lớn (khoảng 26,9% diện tích toàn tỉnh), tập trung chủ yếu ở các huyện Chợ Lách, Giồng Trôm, Châu Thành và rải rác ở Mỏ Cày Bắc, Mỏ Cày Nam, thành phố Bến Tre. Đất phù sa ở Bến Tre có thành phần cơ giới chủ yếu là sét (50 – 60%), trong đó nhiều nhất là khoáng sét Kaolinite (60 – 65%) và Illite (15 – 35%). Đất thường hơi chua ở tầng mặt, càng về phía biển tầng đất sâu càng có phản ứng trung tính hơn. Nhóm đất phù sa ở Bến Tre có độ phì vào loại thấp, nguồn đạm tốt, nhưng nguồn dự trữ lân không đủ. Ở một số khu vực, đất đang có biểu hiện suy thoái, cần được lưu ý bảo vệ và bồi dưỡng.

- Nhóm đất mặn chiếm diện tích lớn nhất trong các loại đất của tỉnh (43,11%), phân bố chủ yếu ở các huyện ven biển như Ba Tri, Bình Đại, Thạnh Phú. Đất mặn được chia thành 4 loại nhỏ là: Đất mặn ít, mặn từng thời kỳ; Đất mặn trung bình, mặn từng thời kỳ; Đất mặn nhiều, mặn từng thời kỳ; Đất mặn nhiều thường xuyên dưới rừng ngập mặn. Các loại đất mặn ít và trung bình thường xuyên phân bố ở địa hình trung bình từ 0,8 đến 1,2 m cách xa biển và sông lớn. Loại đất này được canh tác khá lâu đời, mùa khô kiệt bị bỏ trống, chế độ bốc hơi rất mạnh, nên đất đã bị kết vón ở độ sâu từ 80 – 100 cm (Ba Tri, Thạnh Phú...). Loại đất mặn nhiều, mặn từng thời kỳ thường phân bố ở địa hình thấp hơn, khi triều cường nước tràn lên, khiến tầng đất mặt có độ mặn cao rất khó rửa nhanh vào đầu mùa mưa. Ở tầng đất sâu 50 – 80 cm thường có lớp cát xám xanh của bãi thủy triều, có chứa mica và nhiều mảnh vỡ vôi gốc biển. Loại đất mặn nhiều thường xuyên dưới rừng ngập mặn, phân bố thành dải dọc ven biển Bến Tre, dưới các thảm rừng sú, vẹt, mắm mà ngày nay đã bị tàn phá nhiều, bị ngập thường xuyên do triều, đất thường có độ mặn rất cao, lầy thụt, không thuận lợi cho các loại cây trồng nông nghiệp.

- Nhóm đất cát chủ yếu là loại đất giồng chiếm diện tích thấp nhất (6,4% diện tích toàn tỉnh). Đây là loại đất hình thành bởi tác động của dòng sông và sóng biển trong suốt quá trình lấn biển của vùng cửa sông. Các giồng nổi rõ trên ảnh vệ tinh và ảnh máy bay bằng những dạng vòng hay dạng rẻ quạt, cao từ 2 đến 5 m. Càng xa biển, giồng càng thấp dần với đỉnh bị mài mòn (giồng Ba Tri, giồng Mỏ Cày, giồng thành phố Bến Tre...). Dưới tác động của khí hậu (mưa, nắng, gió, bốc hơi) và của con người qua hàng trăm năm, đất giồng thay đổi nhiều, không còn tơi xốp như những giồng mới hiện nay ở ven biển Bình Đại, Ba Tri, Thạnh Phú. Lớp đất mặt thường khá mịn, là lớp đất thịt nhẹ dày từ 30 đến 50 cm. Trong thành phần hoá học của đất cát giồng, tỉ lệ sắt khá cao so với các loại đất khác. Ở những nơi không có cây che phủ, đất rất dễ bị thoát nước và tầng mặt thường rất khô. Đất cát giồng ít chua ở tầng mặt, rất ít chất hữu cơ (1%) nghèo dinh dưỡng, cán cân độ phì rất thấp, thiếu đạm nghiêm trọng. Ở một số giồng sát biển, tuy bị nước triều lên xuống nhưng độ mặn trong đất không cao.

- Nhóm đất phèn: chiếm khoảng 6,74% diện tích đất tự nhiên của tỉnh, phân bố rải rác trên toàn địa bàn tỉnh từ vùng ngọt đến vùng mặn. Hầu hết đất phèn ở Bến Tre đều thuộc loại phèn hoạt động. Tuy nhiên, tầng phèn thường sâu trên 50 cm, do đó chưa phải là loại đất hạn chế hoàn toàn đối với sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là lúa. Đất phèn ở Bến Tre thường có 2 dạng chủ yếu: dạng có hữu cơ xen kẽ trong các tầng đất thường xuất hiện ở các khu vực thấp, trũng ven sông lớn hay kênh rạch chằng chịt, dạng có ít hữu cơ thường gặp ở các khu vực hơi cao nơi có nhiều giồng cát.

Trong thời gian qua, diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp do quá trình Công nghiệp hoá – Hiện đại hoá, nhiều diện tích đất nông nghiệp, đất sản xuất nông nghiệp có năng suất ổn định đã chuyển sang đất phi nông nghiệp: khu công nghiệp, nhà máy, các dự án đầu tư…

Theo thông tin từ Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bến Tre:

- Trong năm 2006 đất sản xuất nông nghiệp theo kết quả thống kê đất đai hàng năm là: 136681.15 ha so với kế hoạch đã xét duyệt là 136150 ha, đạt 100.39 %; trong đó đất trồng lúa theo kết quả thống kê đất đai hàng năm là: 37500.6 ha, so với kế hoạch đã xét duyệt là 36743 ha, đạt 102.06 %;

- Trong năm 2007 đất sản xuất nông nghiệp theo kết quả thống kê đất đai hàng năm là: 136196.43 ha, so với kế hoạch đã xét duyệt là 135227 ha, đạt 100.72 % đất trồng lúa theo kết quả thống kê đất đai hàng năm là: 37056.31 ha, so với kế hoạch đã xét duyệt là 36033 ha, đạt 102.84 %

Bảng thống kê hiện trạng sử dụng đất của tỉnh Bến Tre thời điểm 01-01-2008

Danh mụcTổng diện tích

(nghìn ha)

Đất nông nghiệp

(nghìn ha)

Đất lâm nghiệp

(nghìn ha)

Đất chuyên dùng

(nghìn ha)

Đất ở

(nghìn ha)

Cả nước33.115,09.420,314.816,61.553,7620,4Đồng bằng Sông Cửu Long4.060,22.560,6336,8234,1110,0Bến Tre236136,26,48,67,5

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Rừng đước Ba Tri - Ảnh: Hoàng Chí Hùng

Xưa kia, trước khi con người đến định cư, Bến Tre là một vùng hoang vu bao phủ bới rừng dày, rậm xen lẫn các trảng lau, sậy hoặc đầm lầy cỏ lác, sen súng v.v... Khởi đầu, những cư dân đến định cư thường tập trung nơi đất cao trên các giồng các ven biển, hoặc dọc theo các đê sông, rạch, thuận tiện cho việc đi lại, sinh sống và tránh lũ lụt. Họ bắt đầu chặt cây phá rừng ở xung quanh để xây dựng nhà cửa, lập vườn và lấy đất canh tác, biến rừng thành các thôn xóm, vườn cây ăn trái và những cánh đồng lúa, rau màu, song song với việc đánh bắt tôm cá, săn bắt thú hoang dại để phục vụ cho nhu cầu sinh sống. Trong quá trình khai thác sử dụng lãnh thổ cùng với những hoạt động sản xuất của con người, diện tích rừng tự nhiên ngày càng bị thu hẹp, thay vào đó là các loại cây trồng như: cây lương thực, hoa màu, cây cảnh, cây ăn trái....

Theo thông tin từ Tổng cục Thống kê năm 2007, khối lượng vận chuyển hành khách của tỉnh là 29,2 triệu lượt người, khối lượng luân chuyển hành khách đạt 957,8 triệu lượt người/km; khối lượng vận chuyển hàng hoá đạt 3.005,2 nghìn tấn (đường bộ đạt 1.246,3 nghìn tấn, đường thủy đạt 1.753,9 nghìn tấn), khối lượng luân chuyển hàng hoá đạt 296,1 triệu tấn/km (đường bộ đạt 146,5 triệu tấn/km, đường thủy đạt 149,3 triệu tấn/km).

Bến Tre có Bảo nhiêu huyện và xã?

Tỉnh Bến Tre có 235.678 ha diện tích tự nhiên và 1.358.314 nhân khẩu, có 09 đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc, bao gồm các huyện: Bình Đại, Châu Thành, Giồng Trôm, Ba Tri, Chợ Lách, Mỏ Cày Nam, Mỏ Cày Bắc, Thạnh Phú và thị xã Bến Tre.

Bến Tre Bảo nhiêu?

Tỉnh Bến Tre có 1 Thành phố 8 Huyện. Tỉnh Bến Tre có 157 đơn vị hành chính, bao gồm 142 Xã, 7 Thị trấn, 8 Phường. ... Tỉnh Bến Tre có bao nhiêu Thành phố, Huyện..

Bến Tre có tỉnh gì?

Bến Tre

Bến Tre có diện tích là Bảo nhiêu?

65,75 km²thành phố Bến Tre / Diện tíchnull