Có nên uống thuốc điều kinh bà hồng

Chào mọi người, hôm nay mới mò mẫm để đăng ký tài khoản cá nhân trên wedEm đang có ý muốn hỏi các mẹ về vấn đề chậm con:Vợ chồng em kết hôn từ tháng 11 năm 2015, kế hoạch tới tháng 9 năm 2016 mới thảkinh nguyệt của em lúc con gái không đều, 2 tháng có 1 lần và sau khi không kế hoạch nữa thì em bị mất kinh luôn, đọt tết về có cắt mấy tháng thuốc bắc uống để thay máu ra kinh nhưng vẫn không chịu ra, vậy là 2 vợ chồng quyết định đi khám dưới sự tư vấn của bác sỹ: NGuyễn Thanh Kỳ ngõ 61 Lạc trung, 2 vc khám tổng thể không bị sao cả, bác sỹ kê đơn uống duphaston và progynova thì có kinh trở lại,,, từ ngày đấy thì kinh đều hơn rồi, khoảng ( 30-34 ngày). tháng trước em đi soi trứng: có 1 nang trội 21 *18mm, niêm mạc 9.8 mm,bs và tiêm 1 mũi kích thích rụng trứng, bs nói quan hệ bình thường nhwung tháng đó 2 toạch, tháng sau đến lịch hẹn siêu âm trứng thì không thaaty nang trội, niêm mạc thì ok hơn 13mm. thấy thuốc tây cũng nhiều tác dụng phụ vs không tốt cho sau này lắm. em chuyển thuốc nam = Điều Kinh bà Hồng . em nghe nói thuốc này tác dụng lắm, đứa em cùng phòng cũng dùng chưa hết 1 lột trình đã có bầu rồi, nên tăng thêm phần tin tưởng và quyết định chuyenr thuốc từ tháng này,,, có mẹ nào đã và đang sử dụng thuốc này không??? chia sẻ giúp em với cho thêm phần tự tin,,,, hiuhiu,,,, em mong e bé lắm ý ạ! Bình thường, phụ nữ trong độ tuổi sinh sản mỗi tháng sẽ có kinh một lần (chu kỳ 28 – 32 ngày), kéo dài 3 – 5 ngày, lượng kinh mỗi kỳ khoảng 50 – 80ml và không kèm đau bụng kinh. Tuy nhiên, có nhiều chị em bị rối loạn kinh nguyệt như thiếu kinh (kinh ít), vô kinh, cường kinh (kinh nhiều), thống kinh (đau bụng kinh), kinh mau (vòng kinh ngắn dưới 25 ngày) hoặc kinh thưa (chu kỳ kinh kéo dài trên 45 ngày), rong kinh (kinh nguyệt kéo dài trên 7 ngày),... hoặc huyết đóng thành khối, hạt,... có thể quan sát bằng mắt thường. Tình trạng này có thể tác động tới sinh hoạt hằng ngày và vấn đề sức khỏe sinh sản của phụ nữ.

Nguyên nhân gây kinh nguyệt không đều thường là:

  • Mất cân bằng nội tiết tố nữ, đang ở tuổi dậy thì, đang cho con bú.
  • Rối loạn ăn uống, tăng hoặc giảm cân, tập thể dục quá nhiều, căng thẳng thần kinh.
  • Rối loạn tuyến giáp, có hội chứng buồng trứng đa nang, trước kỳ mãn kinh, u xơ tử cung, viêm nội mạc tử cung, polyp lòng tử cung, ung thư nội mạc tử cung, ung thư buồng trứng, viêm nhiễm đường sinh dục, tiểu đường,...

Rối loạn kinh nguyệt có thể điều trị bằng liệu pháp tâm lý hoặc trị liệu theo từng nguyên nhân bệnh lý cụ thể. Vì vậy, khi có biểu hiện rối loạn kinh nguyệt, người bệnh cần đi khám để bác sĩ tư vấn và chỉ định can thiệp điều trị phù hợp.

Việc sử dụng thuốc giúp chu kỳ kinh nguyệt trở nên đều đặn hơn. Thuốc tạo nên hiện tượng kinh nguyệt giả, giúp người bệnh ổn định tâm lý, giảm bớt lo âu và căng thẳng, đồng thời giảm triệu chứng đau bụng kinh và các triệu chứng khó chịu do kinh nguyệt không đều gây ra. Đây cũng là một biện pháp tránh thai hữu hiệu, giúp trì hoãn kinh nguyệt vào những ngày đặc biệt như đi công tác, đi du lịch,...

Lưu ý khi dùng thuốc tân dược điều hòa kinh nguyệt:

  • Khi sử dụng thuốc cần tuân thủ sự tư vấn, hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa sản về loại thuốc, liều lượng.
  • Không lạm dụng thuốc vì có thể dẫn tới vô sinh do dùng thuốc trì hoãn kinh nguyệt lâu ngày làm rối loạn nội tiết tố, buồng trứng teo lại, gây rong kinh ra nhiều máu. Nếu dùng thuốc không đúng cách có thể gây rối loạn di chuyển trứng, mang thai ngoài tử cung.
  • Hỏi ý kiến bác sĩ khi gặp các tác dụng phụ của thuốc như chán ăn, buồn nôn, đau ngực, nổi mụn, viêm nhiễm đường âm đạo và tiết niệu,...
  • Ngưng sử dụng thuốc nếu muốn có em bé. Khi ngưng thuốc cần tham khảo ý kiến bác sĩ về thời điểm có thai.
  • Người bị viêm gan, bệnh tim mạch, huyết khối tĩnh mạch, nghi ngờ có thai, nghi ngờ hoặc xác định mắc ung thư vú, huyết áp cao trên 160/90mmHg, có hút thuốc lá (trên 10 điếu/ngày), tiền sử bị vàng da, vàng mắt, đang cho con bú 6 tháng sau sinh, đang trong 21 ngày đầu sau sinh và bị mắc chứng đau nửa đầu,... không nên dùng thuốc tránh thai để điều hòa kinh nguyệt.

3.2 Thực phẩm chức năng và dược liệu

Thực phẩm chức năng cũng có thể hỗ trợ điều trị rối loạn kinh nguyệt do chúng có tác dụng cân bằng nội tiết tố nữ. Một số thực phẩm chức năng như Cyclotest zyklus-balance, Eluna, PM H-Regulator, Maganda, Love Women,... có tác dụng điều hòa kinh nguyệt do rối loạn, mất cân bằng nội tiết tố nữ. Còn với những trường hợp rối loạn kinh nguyệt do bệnh lý thì các loại thực phẩm chức năng trên không có tác dụng trị liệu.

Trong Y Học Cổ Truyền nước ta, có một loại dược liệu được sử dụng để điều hòa kinh nguyệt, đó là cây ích mẫu (tên khoa học là Leonurus heterophyllus Sw thuộc loại hoa môi Lamiaceae). Thành phần hóa học của cây ích mẫu là các alcaloid, flavonozit, saponin, tanin và một lượng nhỏ tinh dầu. Cây ích mẫu được các nhà khoa học khẳng định có tác dụng điều trị bế kinh và tắc kinh ở phụ nữ, điều trị máu ứ tích tụ ở sản phụ sau khi sinh, rối loạn kinh nguyệt, kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh, cường kinh,... Ngoài ra, ích mẫu còn có công dụng điều trị tăng huyết áp, các bệnh về tuần hoàn cơ tim, thông tiểu, tiêu phù thũng, viêm thận cấp tính,...